Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện cả nước có gần 2.000 điểm bán trà sữa và cứ 4 ngày có thêm một quán trà sữa xuất hiện ở các tỉnh, thành phố đặc biệt là tại các thành phố lớn. Cùng với đó là sự xuất hiện của hàng chục thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan, Singapore, Malaysia…
Mới đây, một thương hiệu trà sữa “thuần Việt” cũng tham gia “sân chơi” này và nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường với hệ thống hàng trăm cửa hàng trên toàn quốc.
“Mê hồn trận” và bát nháo nguyên liệu trà sữa
“Với hơn 50 thương hiệu trà sữa cùng gần 2.000 điểm bán trà sữa trải khắp các tỉnh thành phố 3 miền Bắc, Trung, Nam, thị trường trà sữa của Việt Nam được đánh giá là bùng nổ nhưng chưa hề có dấu hiệu bão hòa. Tức là nhu cầu thị trường là rất lớn nên không hề thiếu “đất diễn” cho các thương hiệu trà sữa đi sau. Cái khó ở đây, chính là sự lựa chọn của người tiêu dùng” – Chuyên gia về thương hiệu và phân tích thị trường trà sữa Lê Anh Minh đưa ra nhận định.
Nhiều thương hiệu trà sữa sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị cơ quan chức năng tịch thu
Theo chuyên gia này, nguyên nhân của sự bùng nổ thị trường trà sữa là do thay đổi trong xu hướng người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau chứ không chỉ khu biệt trong giới trẻ (độ tuổi 16-35). Cùng với việc thay đổi xu hướng trên diện rộng ở các độ tuổi khác nhau đã dẫn đến một trào lưu mới: Trào lưu trà sữa!
“Sự kết hợp của trào lưu với sức hấp dẫn của thị trường trà sữa Việt – vốn được được đánh giá có giá trị lên đến khoảng 300 triệu USD và sức tăng trưởng 20% mỗi năm đã khiến những nhà cung cấp “bung” ra nhiều thương hiệu trà sữa kể cả việc chuyển nhượng thương hiệu cho các điểm bán hàng” – Chuyên gia Lê Anh Minh nói.
Tuy nhiên, tăng trưởng nóng ở thị trường trà sữa cũng đem đến một hệ quả: Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trà sữa lợi dụng lòng tin của khách hàng tiến hành pha trộn nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm định chất lượng hoặc trôi nổi trên thị trường.
Gần đây nhất, tại Hà Nội, cơ quan quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hàng chục tấn nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ của một doanh nghiệp kinh doanh trà sữa. Trong đó, cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý khi doanh nghiệp này cố tình sử dụng nhiều túi nguyên liệu trà sữa do nước ngoài sản xuất sau đó xé bỏ bao bì, đóng bao bì mới sau đó gắn nhãn sản xuất tại Việt Nam.
Trong khi đó, điều tra độc lập của PV tại chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM), cũng ghi nhận tình trạng “bát nháo” trong việc kinh doanh các nguyên liệu pha chế trà sữa từ trân châu, bột sữa, bột trà, bột trà sữa hòa tan… và xuất xứ cũng hết sức đa dạng, từ Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… Tất cả được xếp chồng chất, thành hàng dài và giá bán rất rẻ.
Thương hiệu nào là “chuẩn”?
Theo Quy định của Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan, để có đủ điều kiện cho việc kinh doanh trà sữa, doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản: Có giấy phép kinh doanh ngành nghề sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm; có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; nhãn sản phẩm, ảnh chụp sản phẩm và kết quả kiểm nghiệm an toàn đối với sản phẩm trà sữa; giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm hoặc nguyên liệu nhập khẩu…
Theo chuyên gia Lê Anh Minh thì đó chỉ là những điều kiện cần, còn điều kiện đủ phải còn cộng thêm sự đánh giá của chính khách hàng và người tiêu dùng. Đó mới là thước đo quan trọng nhất của một thương hiệu thế nào là “chuẩn”, thế nào là uy tín.
Một điểm bán hàng mang thương hiệu TOCOTOCO: Một không gian rất trẻ, rất…trà sữa!
Nếu nhìn chung về các thương hiệu trà sữa tại TP Hà Nội và TP.HCM, gần đây nhiều khách hàng nằm trong trào lưu “trà sữa” rất ít còn tình trạng “thấy quán nào, ngồi quán đó” theo thói quen mà bắt đầu chuyển sang lựa chọn các điểm bán trà sữa có thương hiệu và uy tín.
“Một trong các điểm đến của nhóm bạn mình là những quán trà sữa mang thương hiệu TOCOTOCO” – Nguyễn Thùy Linh, SV trường Đại học Ngoại thương Hà Nội chia sẻ. Việc lựa chọn của Linh, nhóm bạn và nhiều khách hàng khác của gần 200 điểm bán hàng TOCOTOCO trên toàn quốc được cho là sự lựa chọn chuẩn khi nhiều cơ quan chức năng trong đã chứng nhận: Tất cả quy trình sản xuất, thiết bị pha chế được giám sát nghiêm ngặt. Các nguyên liệu như trân châu, trà, sữa non… đều có chứng nhận bởi Bộ Y tế, cơ quan an toàn thực phẩm… dù bất kể đó là sản phẩm nguyên chất từ Việt Nam hay nhập khẩu từ nước ngoài.
Khách xếp hàng chờ lượt mua trà sữa tại điểm bán hàng TOCOTOCO
Theo tìm hiểu của PV, thương hiệu trà sữa TocoToco được thành lập bởi công ty cổ phần TMDV Taco Việt Nam, với cửa hàng đầu tiên được mở tại phố Bạch Mai, Hà Nội, năm 2013. Sau 5 năm ra mắt, giờ đây TocoToco đã là một tên tuổi thuộc hàng “top” trong thị trường trà sữa Việt Nam, một cái tên bảo chứng cho cả vị ngon và chất lượng.
Được biết, năm 2017, thương hiệu trà sữa TocoToco vừa được vinh danh trong top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam 2017 do Viện Công nghệ chống làm hàng giả, Hiệp hội chống làm hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Cục Quản lý thị trường, Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ tổ chức.